6 điều nên biết về thịt gà

6 điều nên biết về thịt gà

08/04/2014 | Chuyên mục : Kiến thức, kỹ năng, Tài liệu

Thịt gà được xem là loại thịt gia cầm phổ biến và được ưa chuộng trên khắp thế giới với nhiều phương cách chế biến.

1. Màu da gà

Nếu để ý, bạn sẽ thấy màu da của những con gà khác nhau cũng khác nhau, chúng có thể có nhiều màu, từ màu trắng đến vàng nhạt hay vàng đậm, sự khác nhau về màu da này liên quan đến chế độ ăn của chúng, tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến chất lượng của thịt gà.

2. Những cách chăn nuôi gà

Thông thường, gà được nuôi trong chuồng/trại với số lượng lớn, ngoài ra, tại một số nơi, gà được nuôi thả tự do ngoài trời. Chế độ ăn của gà thường không có thịt và không có chất kháng sinh, tuy nhiên, chất này hay được thêm vào thức ăn của gà để gà lớn nhanh và rút ngắn thời gian xuất chuồng.

3. Độ chín của thịt gà

Thịt gia cầm bắt buộc phải được nấu chín trước khi dùng, nhưng nếu bị nấu chín kỹ, chúng sẽ dai, khô và xơ. Chúng tôi có một vài bí quyết nhỏ để giúp bạn kiểm tra độ chín của thịt gà như sau:

  • Kiểm tra nhiệt độ của thịt gà: Thịt gà nên được nấu cho đến khi đạt khoảng 165°-170°C. Nếu bạn dùng dụng cụ đo nhiệt độ thực phẩm, hãy nhớ cắm nó vào phần thịt gà dày nhất và tránh cắm vào phần xương.
  • Khía hoặc chọc nhẹ vào thịt gà: Một cách “truyền thống” và đơn giản để kiểm tra độ chín của gà đó là dùng mũi dao nhọn/đầu đũa khía/chọc vào phần dày nhất của thịt gà, nếu nước tiết ra không có màu đỏ hoặc hồng là thịt gà đã chín hoàn toàn.
  • Ấn vào thịt gà: Cũng giống như thịt bò, sau khi chín, thịt gà sẽ chắc và đàn hồi hơn thịt gà sống. Vì vậy khi ấn vào thịt gà đã chín, bạn sẽ thấy phần thịt này nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
Xem thêm  10 cách chế biến món ăn từ cà chua đóng hộp

4. Thịt gà tươi sống có thể được bảo quản trong bao lâu?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA), nếu trữ trong ngăn đá tủ lạnh và được bao gói đúng cách, thịt gà tươi sống nguyên con có thể được bảo quản đến một năm, còn các phần thịt gà sau khi chặt nhỏ có thể bảo quản được đến 9 tháng. Nếu thịt gà đã được nấu chín, bạn có thể bảo quản chúng trong vòng 4 tháng.

Nếu trữ trong ngăn mát tủ lạnh, thịt gà tươi sống nguyên con, thịt gà đã nấu chín hoặc các phần ăn còn dư từ thịt gà chỉ có thể được bảo quản trong 48 giờ.

5. Lựa chọn thịt nâu hay thịt trắng

Thịt nâu, thịt trắng là cách dễ dàng nhất để phân biệt những phần thịt gà khác nhau. Thịt nâu thường là phần thịt đùi và má đùi, còn thịt trắng là phần thịt ức, lườn và cánh. Nhưng liệu có bao giờ bạn thắc mắc vì sao chúng lại có màu như vậy không?

Phần thịt nâu có màu sẫm hơn là do sự hiện diện của một loại protein có tên “myoglobin”. Myoglobin có tác dụng cung cấp oxy cho phần cơ của gà, vì vậy, phần cơ nào được vận động càng nhiều thì tại đó sẽ càng có nhiều myoglobin. Vì gà không bay được nên phần ức và cánh gà không được vận động nhiều, myoglobin sẽ không xuất hiện. Ngược lại, đùi gà là bộ phận vận động nhiều nhất, do vậy phần thịt này dai, giòn và có màu đậm hơn. Phần thịt nâu giàu chất béo, ngon hơn và chín lâu hơn các phần thịt khác.

6. Bí quyết chặt gà đẹp mắt

Việc chặt thịt gà có thể là một thử thách và nỗi sợ hãi đối với một số đầu bếp tại gia. Nhưng sự thật là việc này không quá khó như bạn tưởng tượng. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc thớt lớn, một con dao sắc, kéo cắt thịt gà, hướng dẫn cụ thể và sẵn sàng bắt tay vào việc này. Ban đầu, bạn có thể sẽ lúng túng, nhưng cũng giống như tất cả mọi việc, sau vài lần thực hành, bạn sẽ làm tốt nhiệm vụ này.

Xem thêm  5 mẹo cho món gà quay hoàn hảo

Tìm phần mỡ gà: Nếu như phần mỡ của thịt bò thường dắt trong thịt, thì mỡ gà lại ở ngay dưới da hoặc tại các khớp nối. Điều này giúp bạn bóc bỏ mỡ gà dễ dàng, và quan trọng hơn, mỡ gà thường xuất hiện ở những khớp chính, những chỗ cần chặt. Vì vậy, hãy chú ý đến phần mỡ gà, nó sẽ giúp bạn chặt thịt gà dễ dàng hơn.

Một số người sẽ nói rằng họ không cần biết cách chặt gà vì họ sẽ yêu cầu người bán hàng chặt giúp hoặc chỉ mua phần gà họ cần. Tuy nhiên, họ không biết rằng giá của từng phần thịt chặt rời sẽ đắt hơn gà nguyên con, mặt khác, những phần xương, da gà còn dư hoặc không dùng hết có thể được dùng để làm nước cốt gà – một loại nước dùng thơm ngon và rất tiết kiệm.

Bạn cần phải lưu ý rằng bất kỳ vật dụng nào (kể cả tay bạn) phải được rửa thật sạch sẽ sau khi tiếp xúc trực tiếp với thịt gà sống. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm!

Chuẩn bị: Đặt gà lên thớt, phần ức gà hướng lên trên.

Bước 1: Chặt đùi gà và má đùi

  1. Dùng một con dao sắc liếc đứt phần da giữa ức và má đùi gà.
  2. Dùng tay bẻ nhẹ đùi gà sang một bên để xác định phần khớp đùi.
  3. Dùng dao khía quanh khớp để tách rời phần má đùi ra khỏi thân gà, sau đó chặt rời phần thịt.
  4. Lặp lại thao tác này cho phần đùi và má đùi còn lại.
Xem thêm  6 mẹo nhỏ để bắt đầu một nhà hàng thành công

Chặt rời đùi và má đùi

  1. Đặt phần đùi/má đùi trên thớt, phần da hướng xuống dưới.
  2. Tìm phần mỡ ở trên khớp đùi, chặt rời đùi và má đùi theo phần mỡ này.

Bước 2: Chặt cánh gà

  1. Dùng tay xác định khớp vai nối cánh và ức gà.
  2. Dùng dao khía quanh khớp vai để tách riêng cánh gà.
  3. Lặp lại thao tác này cho cánh gà còn lại.
  4. Cánh gà có thể để nguyên hoặc cắt thành 3 phần, phần cánh gà nếu không dùng đến có thể giữ lại để chế biến nước dùng gà.

Tách rời ức gà

  1. Lật gà lại để phần ức gà úp xuống dưới.
  2. Dùng kéo cắt gà hoặc dao sắc để cắt/chặt dọc xương sườn.
  3. Lật gà trở lại và tiếp tục cắt từ lưng gà ra phía trước.

Bước 3: Chặt ức gà

  1. Nhẹ nhàng cắt qua phần sụn cho đến khi chạm phải xương, việc này sẽ giúp bạn tách rời ức gà.
  2. Dùng tay tách da gà ra khỏi sụn, khi đó bạn sẽ thấy xương ức gà.
  3. Nếu muốn rút bỏ xương ức gà, bạn nên bẻ gãy sụn để rút xương ra dễ dàng hơn. Hoặc bạn cũng có thể dùng dao để lọc bỏ phần xương ức này.
  4. Đặt phần ức gà lên thớt, da gà úp xuống dưới, cắt phần ức gà làm đôi dọc theo xương ức.

Sau khi chặt gà thành từng miếng, bạn có thể tách bỏ bất kỳ phần mỡ nào bạn muốn.

Hy vọng rằng hướng dẫn của chúng tôi sẽ giúp bạn có những miếng gà chặt đẹp mắt!

Quỳnh Nga

Theo Chefsblade

Tìm kiếm mới nhất:

  • ức gà là gì
  • ức gà là phần nào
  • ức gà là bộ phận nào
  • ức gà là chỗ nào
  • thịt ức gà là gì
  • ức gà là phần nào của con gà
  • phân loại các phần thịt của gà
  • Ức gà là j
  • thịt gà
  • ức gà là cái gì

Recommended For You

About the Author: admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *