5 bước để trở thành một đầu bếp (P.1)

5 bước để trở thành một đầu bếp (P.1)

03/10/2013 | Chuyên mục : Kiến thức, kỹ năng, Tài liệu

Bạn sống vì ẩm thực: ăn, nấu nướng, sáng tạo những món ăn, giới thiệu nó cho mọi người, chia sẻ nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn đang có ý định biến nghệ thuật ẩm thực thành sự nghiệp của mình rồi. Nhưng bạn sẽ bắt đầu từ đâu đây? Hãy làm theo các bước trong hướng dẫn dưới đây để biến ý tưởng thành hiện thực nhé.

Bước 1: Nghiên cứu kĩ lĩnh vực mình định làm

Có rất nhiều kiểu đầu bếp khác nhau. Một khi bạn đã khám phá ra hình mẫu bạn mong muốn, bạn sẽ có thể cải thiện kĩ năng của mình và tập trung vào lĩnh vực ẩm thực mà bạn thấy phù hợp nhất với bản thân. Thật may cho bạn, đầu bếp nổi tiếng Chef’s Blade đã viết ra danh sách những vị trí và chuyên ngành nấu ăn phổ biến nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu với những thông tin thiết yếu nhất: đầu bếp và việc chuẩn bị bữa tối, gia vị và nấu ăn. Đầu bếp dành nhiều thời gian đứng nấu ăn, chặt, khuấy thức ăn. Họ cần phải có sức khỏe để nâng những chiếc nồi nặng hay để nhấc được những hộp thức ăn đầy.

Trách nhiệm của các đầu bếp được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm cả loại hình nhà hàng mà họ làm việc. Công việc của một đầu bếp có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Khởi tạo, lên kế hoạch và giá cả cho thực đơn
  • Chế biến món ăn theo yêu cầu khách hàng
  • Sắp xếp và trang trí các món ăn để phục vụ thực khách
  • Giám sát các nhân viên khác trong nhà bếp
  • Duy trì vệ sinh tại nơi làm việc
  • Giám sát việc dọn dẹp và rửa chén
  • Mua lương thực và thiết bị nấu ăn
  • Ghi chép lại các thực phẩm đầu vào
Xem thêm  11 cách sử dụng nước cốt dừa trong nấu ăn

Tìm hiểu về chức vụ đứng đầu một nhà bếp nhé.

Danh hiệu bếp trưởng “Chef” là một từ mượn trong tiếng Pháp, dùng để chỉ người đứng đầu của một nhà bếp. Dưới đây là các chức vụ trong một nhà bếp:

Executive chef Bếp trưởng điều hành

Bếp trưởng là người có nhiệm vụ quản lý tất cả các công việc trong bếp bao gồm: tạo thực đơn, quản lý nhân sự và quản lý kinh doanh. Các đầu bếp này còn được gọi là bếp trưởng “head chef” hay “chef”.

Chef de cuisine – Bếp trưởng

Chef cuisinier là bếp trưởng, phụ trách soạn thực đơn, nấu món chính và sáng tạo ra các món mới ở các nhà hàng lớn, khách sạn. Vị trí của các bếp trưởng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hệ thống phân cấp của mỗi nhà hàng, khách sạn. Thông thường, vị trí này tương đương với vị trí đầu bếp chính có nhiệm vụ giám sát hoạt động của một nhóm các đầu bếp thuộc nhiều bộ phận khác trong cùng 1 nhà hàng hoặc vị trí này tương đương với bếp phó, hoạt động dưới sự điều hành của một bếp trưởng chỉ huy.

Sous chef – Bếp phó

Các bếp phó là trợ lý trực tiếp của các đầu bếp chính. Họ có nhiệm vụ giúp bếp trưởng các công việc như lên thực đơn, đặt kế hoạch chi tiêu và đặt hàng. Những bếp ăn lớn thường có nhiều hơn 1 bếp phó, làm việc theo ca hoặc chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận, khu vực riêng ví dụ: bếp phó phụ trách đặt tiệc, chuyên phụ trách công việc chuẩn bị của các bữa tiệc hay các bếp phó điều hành, chịu trách nhiệm giám sát các bếp phó khác.

Xem thêm  6 điều trường dạy nấu ăn sẽ không dạy bạn

Chef de partie – Đầu bếp phụ trách một bộ phận

Trưởng bộ phận, hay còn gọi là nhóm trưởng – “station chef” hay “line cook”, phụ trách một món nhất định. Trong một nhà bếp lớn, mỗi trưởng nhóm có thể có một hoặc một vài trợ lý. Tuy nhiên, ở hầu hết các nhà hàng station chef thường làm việc một mình một bộ phận. Các đầu bếp này thường được phân chia thành hệ thống phân cấp riêng, bắt đầu bằng bếp 1 “First Cook”, rồi đến bếp 2 ” Second Cook”, và các bếp tiếp theo khi cần.

Danh hiệu đầu bếp bộ phận có thể bao gồm:

Đầu bếp phụ trách làm nước sốt: Họ có nhiệm vụ chuẩn bị nước sốt, món hầm, và nóng món khai vị, và thực phẩm chiên để đặt hàng. Thông thường đây là vị trí cao nhất của tất cả các bếp bộ phận.

Bộ phận chế biến các món ăn về cá: Bộ phận này chuyên phụ trách chế biến các món ăn về cá (cũng có thể đầu bếp phụ trách làm sốt sẽ kiêm nhiệm luôn cả phần việc này ở một số nhà hàng).

Đầu bếp phụ trách nấu các món rau, mì gạo, và các món trứng: Những bếp ăn lớn thường sẽ phân chia bộ phận này thành các bộ phận nhỏ hơn là bộ phận chế biến rau, bộ phận chế biến món rán và bộ phận làm súp.

Bộ phận chế biến các món nướng, quay: Bộ phận này có nhiệm vụ chế biến các loại thịt nướng, thịt kho, xốt thịt, và các mặt hàng khác để sẵn sàng phục vụ. Những bếp lớn sẽ có đầu bếp phụ trách các món thịt nướng riêng. Họ cũng có thể phụ trách luôn các món thịt hoặc cá chiên, rán giòn.

Xem thêm  Đánh giá chiều cao cầu thủ U23 Việt Nam sau giải U23 châu Á 2020.

Bộ phận phụ trách các món ăn lạnh: Là bộ phận chịu trách nhiệm phụ trách các món lạnh như sa lát, nước sốt, pa tê, các món khai vị và các món ăn buffer.

Đầu bếp phụ trách làm bánh ngọt và các món tráng miệng: Có nhiệm vụ chuẩn bị bánh ngọt và các đồ tráng miệng.

Trợ lý đầu bếp, phụ bếp: có nhiệm vụ thay thế các trưởng bộ phận bếp khi cần.

Đầu bếp và các trợ lý: Trong các nhà bếp lớn mỗi trưởng đầu bếp bộ phận sẽ có các đầu bếp phụ tá và trợ lý riêng để giúp làm các công việc đã được phân công cho từng bộ phận đó. Nếu có kinh nghiệm, các phụ tá này sẽ có cơ hội được lên làm trưởng bếp bộ phận hoặc trưởng điều hành bộ phận.

Huyền Trang

Theo Chefsblade

Tìm kiếm mới nhất:

  • chef de partie là gì
  • sous chef la gi
  • demi chef là gì
  • executive chef là gì
  • partie chef là

Recommended For You

About the Author: admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *