5 bước để trở thành một đầu bếp (P.3)

5 bước để trở thành một đầu bếp (P.3)

03/10/2013 | Chuyên mục : Kiến thức, kỹ năng, Tài liệu

Bạn sống vì ẩm thực: ăn, nấu nướng, sáng tạo những món ăn, giới thiệu nó cho mọi người, chia sẻ nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn đang có ý định biến nghệ thuật ẩm thực thành sự nghiệp của mình rồi. Nhưng bạn sẽ bắt đầu từ đâu đây? Hãy làm theo các bước trong hướng dẫn dưới đây để biến ý tưởng thành hiện thực nhé.

Bước 4. Tìm kiếm công việc và đăng kí

Sau khi đã tích lũy đủ các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết, giờ là lúc bạn tìm kiếm một công việc hoặc một vị trí học nghề tại nhà bếp. Phải chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị 1 bản sơ yếu lí lịch ấn tượng, 1 bức thư xin việc hoàn hảo và cuối cùng là luyện lại các kỹ năng phỏng vấn. Hãy làm theo lời khuyên về việc tìm kiếm, đăng kí và chọn lựa công việc từ các chuyên gia của chúng tôi.

Thư xin việc và bản sơ yếu lí lịch

Thông thường nhà tuyển dụng chỉ dành 30 giây cho mỗi bức thư xin việc và sơ yếu lí lịch của ứng viên trước khi quyết định lựa chọn hay loại bỏ. Do đó, hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn đề cập đầy đủ các kĩ năng, kinh nghiệm và trình độ cần thiết. Nếu không, hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức.

Thư xin việc

Thư xin việc là một phần khá quan trọng trong quá trình xin việc. Bạn cần phải chuẩn bị một bức thư gây chú ý cho nhà tuyển dụng, ngắn gọn nhưng đi thẳng vào vấn đề cần đề cập. Hãy ghi nhớ: tất cả những thông tin quan trọng và cần thiết phải được trình bày trong 1 trang, bao gồm cả địa chỉ của bạn.

Bạn cần chuẩn bị thư xin việc phù hợp với nhà tuyển dụng – người sẽ đọc thư của bạn. Trước hết, truy cập website , hoặc tìm hiểu báo cáo thường niên để hiểu rõ về công ty bạn muốn đăng kí. Sau đó, trong thư xin việc, hãy nêu rõ các kĩ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp như thế nào với công việc và công ty đó.

Ngoài ra, bạn cũng cần nêu bật các ưu điểm của mình. Hãy thể hiện bản thân – đừng ngần ngại! Với các vị trí quản lý, bạn cần một số kĩ năng văn phòng, thái độ khi làm việc nhóm, kinh nghiệm ở vị trí tương đương, trình độ học vấn…

Sử dụng các động từ chủ động và tính từ mạnh để nêu bật ưu điểm của bạn. Ví dụ, thay vì viết “Tôi từng có kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân viên nhà bếp”, hãy viết “Tôi đã tích lũy và phát triển các kỹ năng quản lý, lãnh đạo sau 3 năm làm việc tại 1 nhà hàng 4 sao”.

Sơ yếu lý lịch

Nếu bạn muốn hồ sơ của mình được nhà tuyển dụng chú ý, cần phải đầu tư thời gian và công sức không chỉ cho phần nội dung, mà cả phần hình thức nữa. Bạn cần trình bày và sắp xếp bản sơ yếu một cách thẩm mỹ, không nhiều hơn 2 font chữ và phải để lề ít nhất là 2-inch. Đọc “Cách trình bày hồ sơ cũng quan trọng như nội dung” để rõ thêm chi tiết.

Khi chuẩn bị sơ yếu lý lịch, cần tránh 5 lỗi cơ bản sau:

  1. Lỗi đánh máy và lỗi chính tả: sẽ không nhà tuyển dụng nào nhận bạn nếu như hồ sơ của bạn đầy lỗi đánh máy. Hãy đọc cẩn thận để phát hiện các lỗi trong hồ sơ, sử dụng công cụ kiểm tra lỗi chính tả và phát âm của Word, và nhờ ai đó giúp bạn kiểm tra lại. Không bao giờ là thừa khi kiểm tra hồ sơ của bạn kĩ càng, 2 lần, 3 lần, hoặc thậm chí 4, 5 lần!
  2. Không có hồ sơ nào phù hợp với mọi nhà tuyển dụng: nếu bạn chỉ chuẩn bị 1 bản sơ yếu lí lịch duy nhất cho tất cả những nơi bạn muốn đăng kí, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cho hồ sơ của bạn vào thùng rác. Điều nhà tuyển dụng muốn là 1 bản sơ yếu lí lịch dành riêng cho họ. Họ kì vọng bạn thể hiện rõ ràng bạn phù hợp với vị trí đó như thế nào, và tại sao họ nên chọn bạn.
  3. Hồ sơ quá dài hoặc quá ngắn: trên thực tế, không có 1 quy tắc nhất định nào về độ dài của bản sơ yếu lý lịch. Tại sao? Đó là vì mỗi cá nhân có những kì vọng và ưu tiên riêng đối với từng bản sơ yếu. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên chuẩn bị 1 bản sơ yếu dài 5 trang. Nhìn chung, bản sơ yếu của bạn chỉ nên được giới hạn trong 2 trang. Điều đó cũng không có nghĩa là người khác viết 2 trang, bạn cũng phải làm như vậy. Ngược lại, 1 trang là lựa chọn sáng suốt hơn.
  4. Rối mắt: 1 bản sơ yếu với 5 font chữ khác nhau sẽ khiến nhà tuyển dụng mất cảm tình. Do vậy, trước khi gửi hồ sơ, hãy nhờ vài người nhận xét giúp bạn về hình thức trình bày. Nếu như quá khó nhìn, hãy sửa lại.
  5. Thông tin liên lạc không chính xác: đây là một điểm đáng tiếc cho cả bạn và nhà tuyển dụng. số điện thoại và địa chỉ trong hồ sơ phải hoàn toàn chính xác, vì 2 lý do. Thứ nhất, điều này giúp bạn thể hiện rằng bạn để ý tới từng chi tiết nhỏ khi chuẩn bị hồ sơ. Thứ hai, sẽ thật đáng tiếc nếu nhà tuyển dụng lựa chọn bạn, nhưng lại không thể liên lạc vì thông tin không chính xác.
Xem thêm  Chef Hà Hải Đoàn

Đó là những điều cần tránh, vậy về những điều bạn nên làm, hãy ghi nhớ 5 điều sau:

  1. Thông tin rõ ràng, chi tiết: nhà tuyển dụng cần biết rõ những gì bạn đã làm và đạt được. Ví dụ, bạn đã từng “Chịu trách nhiệm bố trí nhân viên trong nhà hàng”, hay “Tìm kiếm, tuyển dụng, đào tạo và giám sát hơn 20 nhân viên trong nhà hàng với doanh số bán hàng thường niên là 2 triệu $”. Cả hai đều dùng để mô tả kinh nghiệm của 1 người, nhưng việc đề cập chi tiết như ví dụ thứ 2 sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn.
  2. Nêu 1 mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đọc phần mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ của bạn, nhưng sẽ bỏ qua những câu mập mờ như “Tìm kiếm 1 vị trí đầy thử thách nhưng đem lại kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp”. Hãy cho nhà tuyển dụng 1 mục tiêu rõ ràng hơn, và quan trọng nhất, 1 mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với những gì họ cần và những gì bạn có.
    Ví dụ “1 công việc đầu bếp đầy thử thách cho phép tôi rèn luyện kỹ năng về ẩm thực, và có thêm kinh nghiệm về tổ chức và điều hành nhà hàng khách sạn”
  3. Dùng động từ chỉ hành động: tránh dùng những cụm từ như “chịu trách nhiệm về”. Thay vào đó, hãy dùng các hành động cụ thể.
    Nêu rõ chi tiết cách thức hoàn thành công việc: bạn rất dễ mắc phải lỗi chỉ đơn giản liệt kê các trách nhiệm công việc trong hồ sơ, mà không chỉ rõ bạn thực hiện trách nhiệm đó như thế nào. Ví dụ như:
  • Tham dự các buổi họp về cung cấp thực phẩm hàng tuần, và ghi chép lại.
  • Làm công việc tình nguyện tại nhà bếp nấu súp. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không quan tâm nhiều đến việc bạn phải làm, cái họ cần biết đó là bạn đã hoàn thành công việc được giao như thế nào. Họ chờ đợi những thông tin như:
  • Sử dụng máy tính xách tay để lưu lại chi phí và nhu cầu đặt thực phẩm hàng tuần, lưu dưới định dạng Microsoft Word để tham khảo khi cần.
  • Xây dụng thực đơn, và phân công 1 nhóm chuyên trách 3 bữa ăn hàng ngày cho chương trình Bữa ăn dành cho người già và người mất khả năng tự chăm sóc. Cung cấp phần ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cho 500 người.

Tìm kiếm công việc đầu bếp

Dưới đây là những điều cần ghi nhớ khi bắt đầu tìm kiếm việc làm. Truy cập vào từng bài báo cụ thể để rõ thêm chi tiết:

  • Mở rộng từ khóa khi tìm việc: đừng giới hạn việc tìm kiếm với những từ đơn giản như “đầu bếp”, “nấu ăn”. Hãy thử “thợ làm bánh ngọt”, “phụ bếp”, “đầu bếp chính”, “đầu bếp hữu cơ” hay bất kỳ 1 cụm từ khóa nào liên quan để chắc chắn bạn không bỏ sót các cơ hội việc làm.
  •  Xem xét về phương tiện di chuyển: bạn muốn đi bộ đến nơi làm việc hay đi xe đạp? Hoặc đi bằng phương tiện giao thông công cộng? Bạn có thể lái oto đi làm không? Công việc đó được trả lương khá cao, nhưng bạn sẽ phải vất vả hơn khi di chuyển hàng ngày, vậy có đáng không? Hãy suy nghĩ về những việc bạn phải làm hàng ngày, và xem xét liệu địa điểm làm việc có phải là 1 điểm cần chú ý hay không.
  • Xem xét môi trường làm việc: Bạn có muốn làm việc trong một căn bếp thân thiện hay một căn bếp rộng hơn không? Bạn muốn làm việc với những người đánh giá được công việc nấu ăn mang tính hệ thống hay không, liệu đó có phải là vấn đề với bạn? Để đảm bảo bạn vẫn được mở mang tầm mắt nhưng lại không bị vướng mắc vào những việc làm lãng phí thời gian khi bạn biết rằng mình đang làm ở một nơi làm việc không phù hợp
  • Tìm việc cẩn trọng: Cảnh giác với những lời mời công việc mà nó đang cố gắng đòi hỏi nhiều thông tin cá nhân từ bạn. Hãy tỉnh táo với tư cách như một người học việc.
  • Mối quan hệ: Hỏi bạn bè và gia đình nếu họ biết bất kì công việc quản lý nào đang mở trong văn phòng, cơ quan hay biết bất kì ai làm việc trong lĩnh vực đó. Hãy liên hệ với bất kì mối liên hệ nào mà bạn biết qua, để cho họ biết về mối liên hệ và yêu cầu gửi cho họ CV của bạn trên phương diện cá nhân hơn là bạn gửi thông qua phòng nhân sự nơi bạn có thể bị bỏ qua trong số hàng tá đơn xin việc.
  • Sử dụng đúng công cụ tìm kiếm: Hơn việc bạn tra google với từ khóa “ công việc nấu ăn”, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm việc làm như của chúng tôi – nơi mà nhưng người đầu bếp hiện tại đã đưa lên những công việc hiện có và đáng tin cậy hơn, hợp pháp và tìm kiếm kết quả nhanh hơn.

Vượt qua vòng phỏng vấn

Bạn phải bình tĩnh, tự tin và ăn nói lưu loát và quan trọng nhất là bạn phải thực sự thoải mái với bất kì điều gì mà người phỏng vấn đưa ra cho bạn. Nếu bạn muốn công việc đó, bạn cần bám sát lấy cuộc phỏng vấn vì thế bạn cần chuẩn bị và luyện tập, luyện tập và luyện tập!

Xem thêm  6 điều trường dạy nấu ăn sẽ không dạy bạn

Vậy, bạn nên chuẩn bị như thế nào? Nguyên tắc chính để theo đuổi là sự thẳng thắn: Nhìn sắc bén, luôn đúng giờ, chăm chỉ, nhiệt tình, biết lắng nghe và tập trung vào những câu trả lời của bạn, hỏi câu hỏi và các câu tiếp theo. Để giúp bạn theo dõi được những hướng dẫn đó, chúng tôi khuyên bạn nên tạo ra một phiếu giả – 1 bảng thống kê để đảm bảo rằng bạn vẫn tập trung, đã có tinh thần chuẩn bị và tự tin trước, trong và sau khi phỏng vấn. Đừng cố nhớ những gì trên tờ phiếu đó hay kiểm tra nó trong suốt quá trình phỏng vấn. Chỉ dùng tờ giấy giả đó để nhắc nhở bạn về những điều quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên cho những điều bạn nên làm  trong những ngày trước phỏng vấn:

  1. Kẻ một đường dọc phân đôi tờ giấy. Nửa phía bên trái, tạo một danh sách những gì mà những nhà tuyển dụng đang tìm kiếm dựa trên công việc được đăng. Phía bên phải, tạo một danh sách những yếu tố mà bạn có phù hợp với những yêu cầu đưa ra.
  2. Tìm hiểu cụ thể vị trí của công việc đó, sự cạnh tranh cũng như lĩnh vực kinh doanh nói chung.
  3. Chuẩn bị câu nói khẳng định bản thân – chính là câu trả lời cho câu hỏi “ Nói nhiều hơn về bản thân bạn”
  4.  Viết ít nhất 5 câu chuyện về thành công để trả lời những câu hỏi ứng xử mà nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn.
  5. Liệt kê 5 câu hỏi để hỏi lại nhà phỏng vấn về công việc, công ty và lĩnh vực kinh doanh.
  6. Tìm hiểu về mức lương để xác định giá trị của bạn, xem bạn có thể đạt ở mức lương nào.
  7. Xác định mức lương bạn cần dựa vào mức chi trả cuộc sống.
  8. Có sự đồng ý, chấp nhận sử dụng tên của những người giới thiệu bạn

Trước khi vào phỏng vấn

1. Nhìn bạn có chuyên nghiệp hay không? Hãy nhìn lại mình trước gương vì một phần sự tự tin của bạn sẽ đến từ vẻ bề ngoài của bạn đấy

2. Những thứ mang theo vào phỏng vấn:

  • Nhiều bản sao lý lịch của bạn với giấy đẹp
  • Một bản giấy giới thiệu
  • Một tờ giấy nhỏ để ghi chép ( có thể có hoặc không)
  • Bản hướng dẫn tới nơi phỏng vấn.

3. Chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi phỏng vấn thông thường:

Nói về bản thân

  • Tại sao bạn không làm công việc trước và dời bở vị trí gần đây?
  • Tại sao bạn biết về công ty của chúng tôi?
  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Những điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?
  •   Thành tựu bạn đạt được đáng chú ý nhất là gì?
  • Ông chủ và những người đồng nghiệp trước kia nói về bạn như thế nào?
  • Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?
  • Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Tới phỏng vấn

  1. Đến sớm. Vào điểm phóng vấn 10 phút trước lịch hẹn
  2. Xem lại các câu trả lời bạn đã chuẩn bị
  3. Vào phòng vệ sinh và chỉn chu lại vẻ ngoài lần cuối
  4. Trình bày với người thư kí bằng cách lịch sự và chuyên nghiệp.
  5. Đứng lên và chào người phỏng vấn bạn một cách vui vẻ, thân thiện, bắt tay họ.
  6. Mỉm cười và chú ý nhìn vào mắt họ khi nói ( eye contact)

Trong suốt quá trình phỏng vấn

  1. Cố gắng tập trung vào những điểm mà bạn đã chuẩn bị mà không quá cứng nhắc sẽ làm mất tự nhiên
  2. Thư giãn và vui vẻ, thoải mái trong suốt đoạn hội thoại. Nghe những gì bạn có thể biết về công ty.
  3. Đặt câu hỏi và lắng nghe và đọc kĩ từng câu chữ

Sau khi phỏng vấn

  1. Viết ngay ra những gì bạn đang nghĩ và cảm nhận càng sớm càng tốt.
  2. Vào cuối ngày, xem lại những gì bạn đã viết và tự đánh giá những gì bạn đã làm như thế nào
  3. Viết một lá thư cảm ơn sau đó để nhắc cho những người phỏng vấn về năng lực của bạn

Sử dụng những tips và những bài viết trên sẽ rất hữu dụng cho bạn khi đi phỏng vấn.

Những lá thư cảm ơn tạo sự khác biệt

Sau khi phỏng vấn xong, bạn đừng chỉ ngồi đó và đợi các cuộc điện thoại từ phía họ. Hãy cho họ thấy sự khéo léo và sự cảm kích của bạn bằng việc viết một lá thư nhỏ cảm ơn tới những người phỏng vấn. Mặc dù, những gì bạn nói trong thư cảm ơn có thể đã được nói ra trong suốt quá trình phỏng vấn, nhưng không có gì hiệu quả hơn việc viết ra những từ để in đậm sâu trong suy nghĩ của những người phỏng vấn bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang phải cạnh tranh với những ứng viên khác – chính điều này cũng đã xác định cho bạn một cơ hội cho vị trí đó.

  • Email cảm ơn

Lúc đầu công ty đã liên lạc với bạn như thế nào? Nếu bạn luôn trao đổi với những người đó thông qua email để đặt ra một cuộc hẹn, trả lời những câu hỏi cụ thể và nhiều nữa, vì thế, ngay sau phỏng vấn bạn cũng nên gửi một email ngắn cảm ơn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng làm cho email cảm ơn đó không phải từ một người bình thường nào đó. Email cảm ơn đó có một lợi thế rõ ràng so hơn so với bản đối chiếu thư tay của họ: họ có thể cho tên của bạn lên trước những người phỏng vấn vào cùng một ngày, đôi khi là trong một giờ trong buổi phỏng vấn của bạn.

  • Thư tay
Xem thêm  Cột gôn bóng đá được làm bằng chất liệu gì?

Nếu công ty mà bạn nhận được lời mời phỏng vấn với một sự cẩn trọng và theo lối truyền thống, thì bạn hãy sử dụng thư tay để đáp lại lời cảm ơn với họ.

Nó nên được viết tay hay đánh máy? Đánh máy là cách trả lời theo lối chuẩn. Điều đó có nghĩa là bạn không chỉ cho thấy rằng bạn yêu thích công việc đó thực sự mà còn chứng minh rằng bạn biết đặt lời chào, bố cục một bức thư và chữ kí như thế nào. Những người quản lý muốn biết rằng trợ lý quản lý của họ phải biết làm những điều này bởi viết thư cho ông chủ có thể sẽ là một phần lớn trong công việc của bạn đấy.

Còn một bức thư nhỏ viết tay sẽ phù hợp hơn nếu bạn muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới những người khác trong văn phòng – là những người bạn cảm thấy họ đã giúp bạn. Ví dụ, nếu một trợ lý hay giám đốc nhà hàng hoặc những người khác có liên quan tới quá trình phỏng vấn thì đặc biệt đã rất tốt bụng – khi họ nói đưa bạn đi ăn trưa hay chỉ cho bạn những bước trước một cuộc phỏng vấn chỉ có một người và bạn – vì vậy, một bức thư viết tay là cách giúp bạn thể hiện được sự kính trọng và lòng biết ơn, cảm kích với họ.

Nói gì trong thư?

Bạn nói gì và nói như thế nào – điều đó quan trọng hơn cách bạn gửi nó đấy. Một lá thư cảm ơn đúng quy cách nên có đầy đủ những thông tin sau:

• Cảm ơn người đã cho cơ hội tới buổi phỏng vấn với công ty
• Nhắc lại một vài điều nổi bật trong suốt buổi phỏng vấn
• Làm rõ những thông tin mà bạn cần kiểm tra với người phỏng vấn bạn
• Và quan trọng nhất là, thể hiện các kĩ năng của bạn. Sử dụng đoạn cuối cùng như một cơ hội để tuyên bố rằng “ Công việc này là phù hợp với bạn bởi XYZ và kinh nghiệm của tôi trong công ty XYZ…”

Việc viết thư cảm ơn là một cách bạn tạo ra sự khác biệt với các ứng viên khác và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách tinh tế và hiệu quả.

Bước 5. Trở thành người cần thiết cho công việc

Chúc mừng bạn đã nhận được công việc mong muốn. Bây giờ điều bạn cần làm là chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy công việc này là dành cho bạn. Điều này có nghĩa là hoàn thành đầy đủ việc được giao, và thậm chí làm nhiều hơn thế. Mỗi đầu bếp đều cần phải có những phẩm chất sau:

  • Đáng tin cậy: bạn hiểu nơi bạn làm việc hơn bất kì ai khác. Đồng nghiệp của bạn cần thấy được bạn là người đáng tin, có thể giữ kín những thông tin quan trọng. Hãy giữ bí mật những thông tin nhạy cảm mà bạn nắm được.
  • Có khả năng tùy cơ ứng biến: hãy làm việc chăm chỉ hết sức mình để hoàn thành các mục tiêu đề ra, và khi gặp khó khăn, hãy tự mình tìm cách giải quyết.
  • Biết cách đón trước yêu cầu của ông chủ: đừng chỉ làm những gì bạn được giao, hãy nhanh nhạy, đoán biết và hoàn thành những gì cấp trên cần trước khi họ yêu cầu. Lập kế hoạch trước, và bạn sẽ không bao giờ ở thế bị động.
  • Chủ động học hỏi: quan sát và học hỏi từ những đồng nghiệp xung quanh, và bạn có thể sẵn sàng khi cần thiết. Thợ làm bánh ngọt phải nghỉ ốm? Thật tốt là bạn đã chú ý từng bước khi anh ta chuẩn bị bánh theo thực đơn. Người phụ trách quầy bar đang nghỉ phép? Đừng lo lắng, bạn đã biết cách đặt hàng khi hàng trong kho đã hết. Khi tham gia vào nhiều vai trò khác nhau, bạn đã trở nên rất giá trị trong mắt người chủ lao động.
  • Chủ động tìm hiểu những gì cần làm, và hoàn thành: hệ thống cấp dầu Olive nguyên chất chảy quá chậm? Thay 1 hệ thống mới. Hay hệ thống tái chế bị quá tải? Bằng cách chú ý và thực hiện những việc cần thiết như vậy, bạn sẽ khiến nơi làm việc trở nên thoải mái hơn. Đừng lo lắng rằng sẽ chẳng ai nhận ra những việc nhỏ mà bạn đang làm, vì thực tế mọi người có xu hướng quan tâm tới những lỗi sai hơn. Và đến khi bạn nghỉ phép, mọi người sẽ hiểu ra thiếu bạn thì nhà bếp sẽ thật lộn xộn.
  • Đúng giờ: “Nếu bạn đến sớm, tức là bạn đến đúng giờ. Nếu bạn đến đúng giờ, tức là bạn đến muộn. Và nếu bạn đến muộn, bạn bị đuổi việc!”. Đây là 1 quy tắc cơ bản trong giới nghệ sỹ nhà hát, nhưng cũng có thể áp dụng cho các đầu bếp nhà hàng. Một trong những cách chắc chắn nhất để bị sa thải đó là đi làm muộn.

Huyền Trang

Theo Chefsblade

Tìm kiếm mới nhất:

  • nhuẽng câu hỏi tguờng dùng khi phỏng vấn đầu bếp
  • phỏng vấn xin việc nghề bếp

Recommended For You

About the Author: admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *