12 mẹo nhỏ trong chế biến nước dùng gà

12 mẹo nhỏ trong chế biến nước dùng gà

30/06/2014 | Chuyên mục : Kiến thức, kỹ năng, Tài liệu

Quãng thời gian cần thiết để hầm nước dùng gà thật ra là quãng thời gian để tất cả các hương vị tuyệt vời trong thịt hoàn toàn hòa tan vào nước để tạo vị ngon cho nước dùng. 12 mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách dễ dàng hơn.

1. Hãy bắt đầu từ việc chọn gà đã trưởng thành (là gà thường được dùng để quay – nặng khoảng 2.3kg đến 3.2kg). Bởi vì gà trưởng thành đã có đủ thời gian để làm tăng hương vị thịt hơn gà giò (gà còn non), giống như gà Cornish. Bạn cũng có thể sử dụng gà thịt, nhưng gà dùng để quay sẽ cho ra nước dùng có vị ngon nhất.

2. Để tiết kiệm thời gian, hãy dùng các phần quay được của gà để chế biến nước dùng, bởi vì chúng sẽ được nấu nhanh hơn, và nếu bạn chỉ cần một lượng nước dùng nhỏ, đây thật sự là một cách hay.

3. Thịt gà có hương vị đậm đà nhất thường nằm ở những phần cơ được sử dụng nhiều nhất, và thịt sẽ có màu tối hơn. Bạn có thể hầm tất cả các phần của con gà để tạo nên nước dùng vừa ý, tuy nhiên để cho ra nước dùng có hương vị đầy đủ và đậm đà nhất, hãy dùng chân, cổ và đùi gà để hầm.

Xem thêm  Carabao cup được chiếu trên kênh nào

4. Nếu bạn muốn nước dùng của mình có màu vàng trong, đừng nên dùng gan gà. Gan gà sẽ làm cho nước dùng của bạn trở nên đục hơn. Và, nếu bạn muốn giữ màu vàng của nước dùng, một mẹo nhỏ khác là bạn chỉ nên dùng phần thân của rau mùi tây và phần thân màu trắng của hành boaro và hành lá, điều này sẽ giúp cho nước dùng của bạn không có màu xanh của lá hành.

5. Trong khi hầm, bọt sẽ nổi lên trên mặt nước, bạn chỉ cần gạn bớt hoặc lọc lại bằng vải lọc hai lớp.

6. Nếu bạn sử dụng rau thơm và rau xanh để làm tăng hương vị cho nước dùng, hãy đảm bảo rằng bạn đã buộc rau lại và cho vào túi vải nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn vớt bọt ra một cách dễ dàng hơn mà không vô tình làm mất đi những hương vị đó. Rau thơm được buộc lại thường được gọi là “bó lá thơm”.

7. Trong khi hầm, hãy đảm bảo rằng bạn luôn để lửa nhỏ, nếu nước dùng bị đun sôi quá lâu, các tinh chất từ nước dùng sẽ bị đun cạn đi.

8. Nếu bạn nấu súp kem, sử dụng các loại rau củ còn lại là một cách tuyệt vời để làm cho nước dùng đặc lại. Bạn chỉ cần nghiền rau củ và cho từ từ vào nước dùng cho đến khi hỗn hợp đã được trộn đều hoàn toàn.

Xem thêm  Cột gôn bóng đá được làm bằng chất liệu gì?

9. Nếu bạn đang dùng trứng để làm đặc món súp, bạn có thể tránh không cho trứng bị vón cục lại bằng cách khuấy đều trứng trong nước dùng, sau đó hãy đổ vào súp. Và, hãy đảm bảo rằng súp sẽ không bị đun sôi khi trứng đã được cho vào. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ có món hầm trông như súp chứ không phải là súp như bạn mong muốn.

10. Nước dùng có hương vị ngon nhất khi bạn đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh trong một hoặc hai ngày. Để giữ lại hương vị này, trong khi bảo quản nước dùng, bạn đừng nên loại bỏ lớp mỡ nổi trên bề mặt nước. Chỉ khi nào bạn đã sẵn sàng sử dụng thì mới nên bỏ lớp mỡ này – lúc này mỡ đã đông đặc lại, rất dễ loại bỏ. Nếu vẫn chưa loại bỏ hết mỡ, hãy dùng khăn giấy (không mùi) phủ lên bề mặt nước dùng, dùng tay kéo khăn giấy về một phía, khăn sẽ lấy đi các phần mỡ còn thừa lại.

11. Khi đông lạnh nước dùng, hãy đảm bảo rằng hộp đựng của bạn còn trống khoảng 1 – 2.5cm bởi vì khi đông đặc lại, thể tích của nước dùng sẽ tăng lên. Hãy đông lạnh nước dùng trong hộp có thể tích khoảng hơn một lít để dùng cho món súp sau này.

12. Một mẹo nhỏ khác trong khi làm đông nước dùng là bạn cũng có thể đông lạnh chúng trong khay đá, sau đó bạn có thể dùng các viên đá đó khi nấu nước xốt hoặc nước luộc thịt.

Xem thêm  Lương cầu thủ V-League: Người chơi hay quá trình phát triển?

Bạn nên ghi nhớ những mẹo này để nước dùng của bạn luôn ngon nhất, và từ đó bạn có thể chế biến xốt, nước luộc thịt và xúp mà bạn yêu thích.

Yến Phụng

Theo menus4moms

Recommended For You

About the Author: admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *